Cà gai leo có tên gọi khác như cà vạnh, cà quýnh, cà lù, cà gai dây…Từ xưa tới nay cà gai leo được coi là dược liệu hàng đầu sử dụng trong điều trị các bệnh lý về gan giúp tăng cường chức năng gan hiệu quả. Hiện nay có rất nhiều sử dụng cà gai leo để dùng mỗi ngày. Vậy uống nhiều cà gai leo có tốt không?
[external_link_head]
Đặc điểm nhận diện cây cà gai leo
Cà gai leo là cây dược liệu quý được biết với nhiều tên gọi khác nhau như cà lù, cà quýnh, cà gai dây, gai cườm…Cây mọc leo lên thân cây khác hoặc bò dưới mặt đất, cây được phân thành nhiều nhánh nhỏ, có thể dài tới tận 6m.
Thân nhẵn, hóa gỗ, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Lá mọc so le nhau, mặt trên có gai, mặt dưới có lông, có hình dáng thuôn dài hoặc bầu dục. Hoa màu trắng hoặc hơi tím, chụm lại với nhau từu 3 – 5 hoa, đài có lông, xẻ thành 4 thùy hình tam giác nhọn. Thông thường hoa cà gai leo nở vào tháng 4 – 6 hàng năm. Quả hình cầu, khi chín có màu đỏ mọng rất đẹp mắt, trơn nhẵn, cuống dài. Hạt hình dẹt màu vàng.
Cà gai leo mọc hoang ở khắp mọi nơi ở nước ta từ đồng bằng ven biển, trung du, miền núi…Bộ phận sử dụng làm thuốc là rễ, thân lá. Sau khi thu hái, cây được rửa sạch, phơi khô hoặc sấy khô để dùng làm thuốc.
☛ Tìm hiểu thêm: Những thông tin về cây thuốc cà gai leo
Cà gai leo – Những tác dụng với sức khỏe
Cà gai leo là dược liệu quý mọc ở nhiều nơi, gặp nhiều ở các tỉnh như Quảng Trị, Quảng Bình, Thái Bình…Từ xưa, cà gai leo được sử dụng trong điều trị bệnh lý về gan, giải độc gan, giải độc rượu bia.
Ngày nay, một số nghiên cứu đã tìm thấy trong cây dược liệu cà gai leo có chứa nhiều hoạt chất quý như ancaloit, glycoancaloit,..có khả năng bảo vệ gan.
Bên cạnh đó, các hoạt chất có trong cây cà gai leo có tác dụng ức chế sự sao chép, làm âm tính virus viêm gan B, phòng chống viêm gan. Không những vậy, hoạt chất này cũng ức chế mạnh sự phát triển của xơ gan. Do đó, cà gai leo thường hay được dùng làm thuốc chữa trị viêm gan đặc biệt là bệnh lý viêm gan B mãn tính thể hoạt động.
[external_link offset=1]
Ngoài ra, cà gai leo còn có tác dụng chữa bệnh khác phải kể tới như:
- Giải rượu rất tốt
- Bảo vệ tế bào gan, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh lý về gan như xơ gan, gan nhiễm mỡ, viêm gan, làm hạ đường huyết…
- Chữa tê thấp, đau lưng, nhức mỏi
- Chữa ho ga, suyễn
- Chữa rắn cắn
- Chữa đau lưng, đau nhức xương, thấp khớp
☛ Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn sử dụng cà gai leo giải độc rượu bia
Uống cà gai leo nhiều có tốt không?
Uống cà gai leo nhiều có tốt không là thắc mắc của nhiều người. Theo kết quả của công trình nghiên cứu liên quan tới tác dụng của cà gai leo cho thấy không tìm ra bất kỳ tác dụng phụ nào của cà gai leo với sức khỏe vì vậy việc sử dụng nhiều không gây hại tới cơ thể.
Bên cạnh đó, sử dụng cà gai leo hiệu quả với một số bệnh lý liên quan tới gan, sử dụng lâu dài có tác dụng hiệu quả trong chữa trị. Vì vậy, có thể uống nước cà gai leo thường xuyên mỗi ngày thay cho nước uống hoặc uống thay thế các loại nước trà khác.
Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng điều này. Sử dụng cà gai leo để chữa bệnh cần tuân thủ theo liều lượng nhất định, tránh gây ra hậu quả không mong muốn. Khi cố tình sử dụng liều lượng lớn và trong thời gian dài dễ gây ngộ độc. Bởi vậy, khi sử dụng mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ Đông Y để sử dụng đúng liều lượng phù hợp với bệnh lý của mình.
Đối với người bình thường sử dụng cà gai leo để bảo vệ sức khỏe và tăng cường chức năng gan thì nên dùng với liều lượng 20 – 30g/1 ngày. Với những người sử dụng cà gai leo trong chữa bệnh gan có thể dùng khoảng 100g hàng ngày, có thể kết hợp với các vị thuốc khác phối hợp cùng như mật nhân, diệp hạ châu, giảo cổ lam…để nâng cao hiệu quả điều trị,
☛ Tìm hiểu thêm: Trẻ em có uống cà gai leo không?
Hướng dẫn sử dụng cà gai leo hiệu quả
Để sử dụng cà gai leo mang lại hiệu quả tốt nhất mọi người có thể tham khảo một số cách dùng dưới đây. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng để được chỉ dẫn tốt nhất với từng trường hợp người bệnh.
Sắc uống cà gai leo
Cách sử dụng cà gai leo khá phổ biến và đơn giản. Với định lượng: Thân lá và rễ cây cà gai leo khô 50-60gram/người/ngày.
Cách làm như sau:
- Cà gai leo rửa sạch
- Đổ nước vào và đun sôi
- Khi sôi vặn nhỏ lửa 10 phút
- Chắt nước ra uống hàng ngày thay nước lọc
Hãm nước cà gai leo
Bên cạnh sắc nước uống có thể hãm nước cà gai leo để sử dụng, cách này khá đơn giản và tiết kiệm thời gian. Cách làm như sau:
- Cà gai leo rửa sạch sau đó trụng qua một lần nước sôi
- Thêm lượng nước đủ dùng vào hãm trong 30 phút ở trong bình giữ nhiệt
- Dùng uống hàng ngày
Lưu ý: Nên giữ nước ở trong bình giữ nhiệt để giữ ấm và uống hàng ngày.
Nước sắc cà gai leo có mùi vị thơm dễ uống, có màu nâu vàng, mọi người có thể uống hàng ngày thay cho nước lọc hoặc trà. Sử dụng cà gai leo hàng ngày rất tốt cho gan, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý về gan như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ…
Dùng cà gai leo dạng viên
Phương pháp này khá tiện lợi, không mất thời gian đun nước và pha chế mà còn tiện khi mang đi xa. Bên cạnh đó, ở dạng viên được chiết xuất dưới dạng cao khô nên có thể bảo quản lâu hơn, các thành phần dược liệu đã được cân đối sao cho vừa đủ nên đạt được hiệu quả tốt.
[external_link offset=2]
Kết hợp cà gai leo với dược liệu khác
Cà gai leo không chỉ dùng độc vị mà còn có thể sử dụng kết hợp với các vị thuốc khác nhằm tăng hiệu quả chẳng hạn như cà gai leo kết hợp mật nhân, giảo cổ lam và diệp hạ châu.
Cà gai leo kết hợp mật nhân, xạ đen
Cà gai lẹo có tác dụng tốt với bệnh viêm gan B theo y học cổ truyền ghi nhận. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan B (theo lương y Hà Văn Tiêu – Chủ tịch hội đông y TP. Hà Nội) như sau:
- Cà gai leo 30g
- Cây xạ đen 30g
- Rễ cây mật nhân: 10g
Các vị thuốc trên đem rửa sạch sau đó sắc với 1,5 lít nước hoặc hãm với 1 lít nước uống trong ngày. Nước sắc có mùi thơm nhẹ, vị hơi đắng nhưng không khó uống, người bệnh có thể dùng hãm uống hàng ngày.
Cà gai leo kết hợp bán chi liên, cây an xoa
Cà gai leo kết hợp với cây an xoa và bán chi tiết sử dụng trong các trường hợp người bệnh mắc bệnh lý như xơ gan, xơ gan cổ trướng. Cách dùng như sau:
- Cà gai leo 30g
- Cây an xoa 30g
- Cây bán chi liên 15g
Đem rửa sạch các vị thuốc trên, sau đó sắc với 1 lít nước cho tới khi còn 500ml dùng cho người bệnh uống 3 lần/ngày vào buổi sáng, trưa, tối sau bữa ăn. Trong trường hợp người bệnh ăn uống ít có thể sắc cạn hơn.
Với người bệnh xơ gan kiên trì dùng trong thời gian từ 2 – 3 tháng có chuyển biến tích cực, chức năng gan dần hồi phục.
Cà gai leo kết hợp giảo cổ lam
Sự kết hợp giữa cà gai leo và giảo cổ lam có tác dụng hạ men gan, điều trị gan nhiễm mỡ khá hiệu quả. Cách dùng như sau:
- Cà gai leo 30g
- Giảo cổ lam 30g
Hãm với 1 lít nước uống trong ngày và dùng liên tục trong 1 tháng. [external_footer]