Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành, quy định những vấn đề được Quốc hội giao. Về thứ bậc,pháp lệnh là văn bản dưới luật, có giá trị pháp lý sau Hiến pháp, luật và là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật sau luật.
Pháp lệnh phải được quá nửa tổng số thành viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành và có hiệu lực kể từ ngày Chủ tịch nước kí lệnh công bố (chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày được thông qua), trừ trường hợp ngày có hiệu lực được quy định trong chính pháp lệnh đó hoặc trường hợp Chủ tịch nước trình Quốc hội xem xét lại.
[external_link_head]
Các quan hệ xã hội do pháp lệnh điều chỉnh thường là các quan hệ quan trọng, cơ bản nhưng chưa thật ổn định hoặc chưa được Quốc hội quy định, sau một thời gian có thể được nâng lên thành luật. Ví dự: Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân được Uÿ ban thường vụ Quốc hội ban hành năm 1991, đến năm 1998 Quốc hội đã xem xét, nâng cao, ban hành thành Luật khiếu nại, tố cáo.
1. Thẩm quyền ban hành và nội dung của luật, pháp lệnh
Theo quy định của pháp luật, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền ban hành luật, Ưỷ ban Thường vụ Quốc hội có quyền ban hành pháp lệnh.
Nội dung của luật do Quốc hội ban hành quy định về (Xem: Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015):
– Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
– Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
– Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
– Chính sách cơ bản về văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
– Quốc phòng, an ninh quốc gia;
– Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
– Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
– Chính sách cơ bản về đối ngoại;
– Trưng cầu ý dân;
– Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
– Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành pháp lệnh để quy định những vấn đề được Quốc hội giao (Xem: Khoản 1 Điều 16 Luật Ban hành văn bàn quy phạm pháp luật năm 2015)
2. Cách thức soạn thảo luật, pháp lệnh
2.1 Soạn thảo nội dung của luật, pháp lệnh
a) Bố cục nội dung của luật, pháp lệnh bao gồm các phần:
– Cơ sở ban hành luật, pháp lệnh:
Phần cơ sở ban hành luật, pháp lệnh được trình bày ngay dưới tên luật, pháp lệnh, có ý nghĩa chứng minh tính hợp hiến, hợp pháp của luật, pháp lệnh.
Đối với luật, pháp lệnh, cơ quan soạn thảo luôn phải viện dẫn Hiến pháp năm 2013 làm căn cứ pháp lý, sau đó là câu tuyên bố ban hành luật, pháp lệnh.
Ví dụ:
LUẬT
ĐẤT ĐAI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật Đất đai.
– Phần nội dung chính:
Phần này bao gồm:
+ Quy định chung: Quy định chung nằm ở phần đầu của luật, pháp lệnh gồm các quy định về: phạm vi điều chỉnh; mục đích của văn bản (tuy không bắt buộc nhung đây là cơ sở để phát triển các điều khoản tiếp theo và là sợi chỉ đỏ để người đọc thấy được tinh thần chung của văn bản); định nghĩa, giải thích các thuật ngữ; các nguyên tắc chung hay các quy định chung khác (tuỳ từng lĩnh vực điều chỉnh);
+ Phần đặt ra quy định cụ thể.
Đây là phần nội dung quan trọng nhất của luật và pháp lệnh. Tuy mỗi lĩnh vực điều chỉnh có sự khác biệt về nội dung, nhung nhìn chung người soạn thảo luật, pháp lệnh thường quy định về:
. Hành vi xử sự của đối tượng điều chỉnh (đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản và các đối tượng khác) như quy định cấm đoán, quy định bắt buộc người dân thực hiện và quy định trao quyền;
. Các quy định về hành vi xử sự của các cán bộ, công chức thực thi văn bản thông qua quyền hạn và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức;
. Các quy định về chế tài;
. Các quy định về nguồn lực bảo đảm thực hiện văn bản.
[external_link offset=1]
– Phần kết thúc của luật, pháp lệnh (các quy định về thi hành văn bản và các quy định về hiệu lực pháp lý):
+ Điều khoản sửa đổi, bãi bỏ;
+ Điều khoản về thời điểm có hiệu lực/chấm dứt hiệu lực của văn bản;
+ Điều khoản chuyển tiếp hiệu lực.
Cần lưu ý rằng luật, pháp lệnh không cần xây dựng các chương, mục riêng về nội dung quản lý nhà nước (vì bản thân các quy định đã hàm chứa biện pháp quản lý nhà nước, ví dụ như trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, công chức…) hoặc chương riêng quy định về khen thưởng và xử lý vi phạm một cách chung chung vì đã có các văn bản chuyên ngành quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, nên quy định biện pháp thưởng, phạt, các chế tài riêng cho từng trường hợp cụ thể trong luật, pháp lệnh.
b) Kỹ thuật sử dụng kết cấu chương, mục, điều, khoản, điểm
Tùy theo nội dung, văn bản có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm.
Phần, chương, mục, điều trong luật, pháp lệnh phải có tiêu đề. Tiêu đề là cụm từ chỉ nội dung chính của phần, chương, mục, điều.
Nếu quy mô nội dung của luật, pháp lệnh lớn thì người soạn thảo có thể sử dụng phần để phân chia, sắp xếp nội dung. Phần là bố cục lớn nhất được trình bày trong luật, pháp lệnh, nội dung của các phần trong văn bản phải độc lập với nhau. Phần có thể được chia theo chương, mục.
Chương là bố cục lớn thứ hai được trình bày trong luật, pháp lệnh, các chương trong luật, pháp lệnh phải có nội dung tương đối độc lập và có tính hệ thống, logic với nhau. Chương có thể được chia nhỏ hơn thành mục, điều.
Mục là bố cục lớn thứ ba được trình bày trong văn bản, việc phân chia các mục theo nội dung tương đối độc lập, có tính hệ thống và logic với nhau. Mục có thể được sử dụng trong chương có nhiều nội dung; nội dung của mục được chia nhỏ thành điều.
Điều có thể được chia thành khoản, điểm. Nội dung của từng điều phải thể hiện đầy đủ, trọn ý và trọn câu, đúng ngữ pháp, điều luôn có tên gọi của điều.
Khoản có thể được bố cục trong điều. Khoản được sử dụng trong trường họp nội dung của điều có các ý tương đối độc lập với nhau, nội dung mỗi khoản phải được thể hiện đầy đủ một ý; mồi khoản phải viết đầy đủ thành câu.
Điểm có thể được bố cục trong điều, khoản. Điểm được sử dụng trong trường họp nội dung điều, khoản có nhiều ý khác nhau. Khoản và điểm không có tên.
Các luật, pháp lệnh thường được cấu trúc thành các chương, mục. Thông thường, các chương được đánh kế tiếp nhau. Trong chương có mục, trong mục có điều, trong điều có khoản, trong khoản có điểm.
Nhìn một cách tổng quát thì kết cấu của luật, pháp lệnh thường được trình bày như sau:
Chương I
Mục 1
Tiểu mục 1
Điều 1
1. (khoản 1)
2. (khoản 2)
a) (điểm a)
b) (điểm b)
Điều 2
Điều 3
Mục 2
Điều 4
Điều 5
Chương II
Điều 6
1. (khoản 1)
2. (khoản 2)
Tách nội dung của luật, pháp lệnh thành các chương, điều giúp cho việc sắp xếp, nhóm các vấn đề theo trật tự logic và người soạn thảo sẽ quyết định bố cục/cấu trúc của dự thảo.
2.2 Soạn thảo nội dung của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung
Có hai trường hợp ban hành luật, pháp lệnh để sửa đổi, bổ sung:
a) Luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một so điều của luật, pháp lệnh khác (luật sửa đổi đơn)
Văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều là văn bản sửa đổi, bổ sung một hoặc một số quy định của văn bản hiện hành sau khi được ban hành.
– Bố cục của văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều
Nội dung văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều của một văn bản được bố cục thành các điều theo thứ tự: điều quy định về nội dung sửa đổi, bổ sung; hoặc thay đổi từ ngữ liên quan đến nhiều điều, khoản trong văn bản hiện hành; điều quy định về trách nhiệm tổ chức thực hiện (nếu có) và điều quy định về thời điểm có hiệu lực của văn bản.
Các khoản quy định nội dung sửa đổi, bổ sung được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
– Cách đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung
Việc đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung phải căn cứ vào nội dung bổ sung để xác định vị trí của điều, khoản bổ sung trong văn bản hiện hành.
Đánh số thứ tự của điều, khoản bổ sung bằng cách ghi kèm chữ cái theo bảng chữ cái tiếng Việt vào sau số chỉ điều, khoản đứng liền trước đó.
Số thứ tự của chương, mục, tiểu mục, điều, khoản được bổ sung được thể hiện gồm phần số và phần chữ. Phần số được thể hiện theo số thứ tự của chương, mục, điều, khoản trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần chữ được sắp xếp theo thứ tự trong bảng chữ cái tiếng Việt.
Số thứ tự của điểm được bổ sung được thể hiện gồm phần chữ và phần số. Phần chữ được thể hiện theo thứ tự của điểm trong văn bản được sửa đổi, bổ sung. Phần số được sắp xếp theo thứ tự bắt đầu từ số 1.
– Trật tự các điều, khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung một số điều
Việc trình bày văn bản sửa đổi, bổ sung một số điều không được làm thay đổi trật tự các điều, khoản không bị sửa đổi, bổ sung của văn bản hiện hành.
Ví dụ:
UỶ BAN THƯỜNG VỤ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUỐC HỘI Pháp lệnh số: …/20. /UBTVQH13 | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Ngày…., tháng…. năm…. |
PHÁPLỆNH
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết so …/20…/QH… của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20.. và điều chinh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20…;
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL-UBTVQH11.
[external_link offset=2]
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối:
1. Sửa đổi, bổ sung các khoản 2, 4, 6, 7,11, 12 và 13 Điều 4; bổ sung khoản 20 vào Điều 4 như sau:
2. Bổ sung khoản 5 vào Điều 8 như sau:
“5. Người cư trú, người không cư trú không được gửi ngoại hối trong bưu gửi.”
3. Điều 9 được sửa đồi, bổ sung như sau:
“Điều 9. Mang ngoại tệ, đồng Việt Nam và vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh; xuất khẩu, nhập khẩu ngoại tệ…”
Điều 2. Bãi bỏ Điều 38 của Pháp lệnh Ngoại hối số 28/2005/PL- UBTVQH11.
Điều 3.
1. Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Pháp lệnh này./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 20…
TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI
CHỦ TỊCH
b) Luật, pháp lệnh sửa đồng thời nhiều luật, pháp lệnh khác (luật sửa nhiều luật)
Văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản là văn bản sửa đổi, bổ sung đồng thời các quy định của nhiều văn bản có liên quan.
– Tên của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
Tuỳ theo nội dung được sửa đổi, bổ sung, tên của văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản được thể hiện như sau:
Tên luật/pháp lệnh kèm theo cụm từ “sửa đổi, bổ sung một số điều của” văn bản được sửa đổi, bổ sung (ví dụ: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản) hoặc liệt kê cụ thể tên văn bản được sửa đổi, bổ sung.
– Bố cục của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản
Luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản có thể bố cục thành các điều khác nhau, mỗi điều chứa đựng nội dung được sửa đổi, bổ sung của một văn bản, trừ điều cuối cùng quy định về trách nhiệm/tổ chức thực hiện/thời điểm có hiệu lực của chính văn bản sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản đó. Nội dung các điều, khoản của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản phải xác định rõ tên luật, pháp lệnh, điều, khoản, điểm của các luật, pháp lệnh liên quan được sửa đổi, bổ sung.
Tên điều của luật, pháp lệnh là mệnh lệnh chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung của từng văn bản cụ thể. Điều của luật, pháp lệnh sửa đổi, bổ sung nhiều luật, pháp lệnh có thể được bố cục thành khoản; khoản có thể được bố cục thành các điểm.
Khoản gồm mệnh lệnh chỉ dẫn việc sửa đổi, bổ sung chương, mục, điều, khoản, điếm kèm theo nội dung sửa đổi, bổ sung.
Nội dung sửa đổi, bổ sung được sắp xếp theo thứ tự tương ứng với trật tự các điều, khoản của văn bản được sửa đổi, bổ sung.
Ví dụ:
QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: …/20…/QH… | Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
LUẬT
Sửa đổi, bể sung một sổ điều của các luật
liên quan đến đâu tư xây dựng cơ bản
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đồi, bổ sung một số điều liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản của Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, Luật Đẩu thầu sổ 61/2005/QH11, Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11, Luật Đất đai số 13/2003/QH11 và Luật Nhà ở số 56/2005/QH11.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng.
1. Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 7. Năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng
1……………………………………………………
2……………………………………………………. ”
2. Điều 40 được sửa đổi, bể sung như sau:
“Điều 40. Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trinh có sử dụng 30% vốn nhà nước trở lên…”
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Luật Đấu thầu.
1. Khoản 30 và khoản 39 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:
2. Điều 11 được sửa đổi, bỗ sung như sau:
“Điều 11. Bào đảm cạnh tranh trong đấu thầu
1. ………………………………………………
2 ………………………………………………. .”
Điều 3.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày… tháng… năm …
2. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các điều,
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, là họp thứ … thông qua ngày … tháng … năm 20…/.
CHỦ TỊCH QUÓC HỘI [external_footer]