Trang chủ Nhà đấtKiến thức BDS Phân lô tách thửa đất là gì? Điều kiện tách thửa như thế nào

Phân lô tách thửa đất là gì? Điều kiện tách thửa như thế nào

Tác giả: tranthang
Phân lô tách thửa đất là gì? Điều kiện tách thửa như thế nào

Nhu cầu tách một thửa đất lớn thành nhiều thửa đất nhỏ để bán, chuyển nhượng hoặc tặng cho người thân trong gia đình diễn ra ngày càng nhiều. Vậy, phân lô tách thửa đất là gì ? Các thông tin liên quan đến tách thửa đất.

Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

[external_link_head]

Tách thửa đất là gì?

Theo quy định hiện nay, quá trình tách thửa đất chính  quy trình phân chia quyền sở hữu đất đai từ một người đứng tên, chịu trách nhiệm sang nhiều đối tượng khác nhau. Việc tách thửa phải được thực hiện theo đúng những quy định của pháp luật.

Hình thức phân lô bán nền là gì?

Phân lô bán nền là việc chủ đầu tư tách thửa đất được nhà nước giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, rồi chuyển nhượng quyền sử dụng đất những thửa đất này cho người khác để họ tự xây dựng nhà ở.

Phân lô tách thửa đất là gì? Điều kiện tách thửa như thế nào

Điều kiện tách thửa đất

Theo quy định tài Điều 188 Luật Đất đai 2013, nếu cá nhân hoặc hộ gia đình muốn thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp hay tặng cho quyền sử dụng đất thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  1. Đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cơ quan có thẩm quyền cấp. Trừ một số trường hợp quy định tại Khoản 3, điều 186 và Khoản 1 Điều 168 của bộ luật này.
  2. Đất đang trong thời hạn sử dụng và không có bất kỳ tranh chấp nào
  3. Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án hoặc thế chấp.
Xem thêm:   Mẫu phụ lục hợp đồng xây dựng

Mặt khác, theo quy định tại khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP):

[external_link offset=1]

“Hợp đồng, văn bản giao dịch về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của nhóm người sử dụng đất, nhóm chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải được tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc người có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự, trừ trường hợp các chủ sở hữu căn hộ cùng sử dụng chung thửa đất trong nhà chung cư”.

Như vậy, ngoài các điều kiện về đất thì để được tách thửa phải có sự đồng ý của những thành viên khác có quyền sử dụng đất.

Diện tích tách thửa tối thiểu

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 143 Luật đất đai 2013:

“Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, UBND cấp tỉnh quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở tại nông thôn; diện tích tối thiểu được tách thửa đối với đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương”.

Ngoài ra, tại khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về diện tích tối thiểu được tách sổ như sau: “UBND cấp tỉnh quy định diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với từng loại đất cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương”.

Như vậy, căn cứ vào tình hình cụ thể của từng địa phương mà mỗi tỉnh khác nhau có thể có quy định về hạn mức tối thiểu được phép tách thửa khác nhau, và được quy định tại Quyết định của UBND cấp tỉnh.

Xem thêm:   Tuổi tốt xây nhà năm Tân Sửu 2021 dưới góc nhìn phong thuỷ

Diện tích tách thửa tối thiểu Hồ Chí Minh

Diện tích tách thửa tối thiểu Bà Rịa Vũng Tàu

Diện tích tách thửa tối thiểu Dak Lak

Nhà ở diện tích bao nhiêu thì được cấp sổ hồng?

Để biết nhà ở diện tích bao nhiêu thì được cấp sổ hồng bạn hãy tìm hiểu tại khoản 2 điều 46 Luật nhà ở năm 2014. Nội dung quy định như sau: Hộ gia đình, cá nhân khi xây dựng nhà ở tại khu đô thị phải thực hiện theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về chất lượng của chính ngôi nhà đó.

[external_link offset=2]

Khi xây dựng nhà ở có 2 tầng trở lên mà mỗi tầng có từ 2 căn hộ trở lên đủ tiêu chuẩn về diện tích sàn tối thiểu theo quy chuẩn của luật này thì sẽ được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu đối với căn hộ trong tòa nhà đó. Trong đó phải có phần diện tích thuộc sở hữu chung của tòa nhà và phần thuộc sở hữu riêng của mỗi căn hộ đủ diện tích theo tiêu chuẩn.

Theo khoản 2 điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn Luật Nhà ở có quy định cụ thể: Khi xây dựng nhà ở riêng lẻ có 2 tầng trở lên, trong đó có từ 2 căn hộ trở lên kiểu khép kín diện tích sàn tối thiểu phải từ 30m2 trở lên mới được cấp sổ hồng. Kiểu khép kín tức là có từng phòng riêng, nhà vệ sinh, nhà tắm, khu bếp riêng và đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chung cư quy định tại khoản 2 điều 46 nêu trên.

Trường hợp nào đất nhỏ được cấp giấy?

Theo nghị định 88 về cấp giấy hồng, không có điều khoản nào quy định hạn chế về diện tích nhà đất. Tuy nhiên, nếu như nhà đất có nguồn gốc từ một thửa đất lớn, một căn nhà lớn tách nhỏ ra thì diện tích tối thiểu của mỗi căn nhà, thửa đất mới phải đủ chuẩn theo quyết định 19 ngày 0972219297 của UBND TP.HCM mới được giải quyết tách thửa, sau đó mới được cấp giấy hồng riêng.

Xem thêm:   Bàn về phong thủy phòng ngủ cho người mệnh Mộc

Quy định này không áp dụng cho những trường hợp nhà đất có diện tích nhỏ đã tồn tại trước ngày ban hành quyết định trên. Ngoài ra, những trường hợp thửa đất còn lại sau khi bị Nhà nước thu hồi hoặc nhà thuộc sở hữu nhà nước bán cho dân… thì thửa đất, căn nhà nhỏ hơn diện tích chuẩn cũng được phép tách thửa, cấp giấy hồng.

Thông tin thêm, áp dụng nghị định 84 hướng dẫn Luật đất đai, những trường hợp chủ đất tự tách thửa (mua bán bằng giấy tay) trước ngày 0972219297 thì được công nhận là thửa đất tồn tại hiện hữu và không xem xét về diện tích khi cấp sổ hồng.

Còn trường hợp chủ đất tự tách đất lớn ra thành nhiều thửa đất nhỏ và bán bằng giấy tay sau ngày 0972219297 thì những thửa đất nhỏ trên không được xem là đã tồn tại hiện hữu. Nếu người mua đất muốn làm giấy hồng riêng thì phải làm thủ tục tách thửa và bị khống chế bởi diện tích chuẩn. Quy định này nhằm hạn chế việc tách thửa đất có diện tích quá nhỏ và hình thành những căn nhà siêu mỏng, nhà “ổ chuột”…

Muốn được tách thửa để làm giấy chủ quyền, các chủ đất phải hợp thửa với nhau hoặc mua thêm đất để có diện tích đất đủ chuẩn.[external_footer]

Bài viết liên quan

Tham gia bình luận