Đờm trong cổ họng sẽ khiến bạn thấy khó chịu, vướng víu, mất vệ sinh và muốn loại bỏ chúng. Nếu tùy tiện nhổ đờm sẽ ảnh hưởng đến công chúng, nuốt đờm lại lo sợ không biết có gây nguy hại gì không? Vậy nuốt đờm có sao không và cách hút đờm trong cổ họng như thế nào?
Nuốt đờm có sao không?
Đờm là chất tiết được tế bào biểu mô đường hô hấp bài tiết. Thông thường đờm được sản sinh ra lượng ít để làm ẩm và loại bỏ những tác nhân có hại ra khỏi đường hô hấp. Tuy nhiên nếu đờm được bài tiết nhiều thì có thể gây ra một vài vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.
[external_link_head]
Thành phần của đờm chủ yếu là nước, muối, xác vi khuẩn, bạch cầu, hồng cầu, chất tiết biểu mô đường tiêu hóa và những kháng thể khác được gọi là đờm. Nó được tạo ra để giữ và tiêu diệt vi khuẩn, vi sinh trùng trong cổ họng và mũi.
Vậy nuốt đờm có sao không?
Theo các chuyên gia, người bệnh không nên nuốt đờm. Bởi lẽ, đờm có chứa rất nhiều vi trùng nếu nuốt vào trong dạ dày một phần vi trùng được tiêu diệt, còn phần lớn lượng vi trùng vẫn còn sống đi vào đường ruột gây bệnh đường ruột.
Ví dụ như nuốt đờm khi bị bệnh lao, trong đờm có lượng vi trùng lao vô cùng lớn sẽ có thể gây lao ruột. Nếu qua đường máu có thể ảnh hưởng đến thận, gan, não mô… gây ra lao gan, lao thận hoặc viêm não mô có tính lao. Do đó, không nên nuốt đờm hoặc tùy tiện khạc nhổ. Cách tốt nhất là khác nhổ đờm vào bô hoặc thùng, đồng thời có cách trị ho loại bỏ đờm nhầy hiệu quả.
Cách loại bỏ đờm trong cổ họng
Để loại bỏ đờm, người lớn hoặc trẻ lớn tuổi đã biết thì có thể tự khạc đờm để tống đờm nhầy ra ngoài. Đối với trẻ nhỏ thì cha mẹ cần phải tiến hành hút đờm trong cổ họng cho bé dễ thở hơn.
Khạc đờm ra ngoài
Cần phải khạc đờm đúng giúp tống đờm ra ngoài hiệu quả mà không ảnh hưởng đến cổ họng. Sau đây là hướng dẫn cách khạc đờm ra ngoài đúng và tốt nhất:
[external_link offset=1]
- Đầu tiên bạn nên ngậm miệng lại rồi hít không khí vào mũi. Hai động tác này được sử dụng nhằm kéo đờm thừa từ mũi xuống cổ họng để cơ cổ họng và lưỡi tống ra ngoài. Trường hợp đờm lâu ngày ở cổ họng thì không cần thực hiện động tác này.
- Sau đó bạn cần uốn cong lưỡi thành hình chữ U. Đưa không khí và nước bọt ra phía trước bằng việc sử dụng các cơ mặt sau cổ họng.
- Khi đờm đã xuống đến miệng thì nhổ bỏ đờm vào bồn rửa mặt.
Bạn cần hết sức chú ý khi cố gắng khạc đờm thì bạn không được nhai bất cứ thứ gì trong miệng. Nếu bạn đang nhai đồ ăn thì có thể thức ăn sẽ bị hút xuống khí quản. Lúc này bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật để lấy thức ăn ra.
Hút đờm trong cổ họng
Thủ thuật này giúp làm sạch đờm rãi, thường được thực hiện ở bệnh viện. Khi hút đờm trong cổ họng thì cần phải thực hiện vô khuẩn để ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn bệnh viện.
Các kỹ thuật hút đờm:
- Hút đờm miệng họng áp dụng khi đờm rãi bị ứ đọng, không khạc, không nuốt được.
- Hút đờm khí phế quản được áp dụng nếu như người bệnh đã được mở khi quản hoặc được đặt nội khí quản.
Cách thực hiện:
Rửa sạch tay, đeo khẩu trang, đội mũi và mang găng tay vô khuẩn trước khi thực hiện hút đờm.
Loại ống được dùng để hút là ống dùng một lần hoặc vô khuẩn. Lời khuyên nên dùng loại ống hút đờm có lỗ phụ ở bên cạnh. Ống thông hút đờm này sẽ được nối với dây dẫn với nguồn hút áp lực tâm hoặc với máy.
Áp lực phù hợp:
- Người lớn: Âm 100 – 120mmHg.
- Thanh thiếu niên (trẻ lớn): Âm 80 – 100mmHg.
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Âm 60 – 80 mmHg.
Các dụng cụ khác cần chuẩn bị: Khăn, khay vô khuẩn, gạc, khay đựng đồ bẩn.
Trong quá trình hút đờm, ống hút được cần bằng tay thuận. Ống hút được đưa vào miệng hoặc mũi nhẹ nhàng. Khi đưa ống hút đến vị trí cần hút đờm thì bịt lỗ phụ bên cạnh ống lại rồi hút ống thông ra từ từ.
Nếu ống hút không có lỗ phụ bên cạnh thì khi đưa ống hút vào không được gập ống sẽ gây áp lực lớn hơn. Lúc này khi mở hút sẽ dễ gây tổn thương niêm mạc.
Sau khi thực hiện xong lau sạch đầu ống hút rồi tiếp tục lặp lại việc hút đờm rãi.
Cuối cùng vệ sinh sạch sẽ mũi miệng rồi sửa lại tư thế cho người bệnh.
[external_link offset=2]
Thực hiện hút đờm có thể để lại biến chứng như:
- Niêm mạch mũi, miệng bị tổn thương
- Chảy máu
- Nhiễm khuẩn
- Thiếu oxy
- Tăng hoặc giảm huyết áp
- …
Nếu thực hiện hút đờm tại nhà còn có thể gây biến chứng:
- Viêm não
- Tai biến mạch máu não
- Chấn thương sọ não
- …
Cách làm loãng và dẫn lưu đờm
Đờm có tính chất đặc quánh, dính. Chính vì thế làm loãng đờm sẽ giúp cho việc loại bỏ ra ngoài dễ dàng hơn. Một số biện pháp làm loãng đờm hiệu quả:
- Uống nhiều nước mỗi ngày hoặc có thể truyền dịch cho người bệnh.
- Thực hiện khí dung cho người bệnh với natriclorua 0,9% hoặc 5 – 10ml nước muối bão hoà.
- Sử dụng thuốc loãng đờm: Carbocystein, ambrosol, N. acetylcystein, bromhexin.
Các bệnh lý sản sinh ra nhiều đờm như áp xe phổi, giãn phế quản dùng những biện pháp trên sẽ không đem lại nhiều hiệu quả. Lúc này để mang lại hiệu quả thì cần phải kết hợp với kỹ thuật vỗ rung đờm và dẫn lưu đờm theo tư thế.
Cần thực hiện khám lâm sàng, chụp X – quang phổi, chụp cắt lớp vi tính trước khi thực hiện dẫn lưu tư thế và vỗ rung.
Nguyên tắc: Vùng được dẫn lưu phải ở vị trí trên cao. Nếu bị áp xe phổi, giãn phế quản thì cần nầm xấp, đầu thấp.
Tiến hành vỗ rung:
- Cho người bệnh nằm ở tư thế dẫn lưu.
- Khum bàn tay lại vỗ đều trên thành ngực sao cho những cạnh bàn tay tiếp xúc với thành ngực. Thực hiện vỗ liên tục để áp lực dương dội đều được vào lồng ngực, từ đó giúp long đờm.
- Thực hiện vỗ rung từ 15 – 30 phút. Nếu người bệnh có sức chịu đựng kém, thể trạng yếu thì thời gian vỗ rung ban đầu ngắn sau đó tăng dần lên. Thực hiện 3 lần/ngày vào buổi sáng, chiều, tối.
- Kết thúc quá trình vỗ rung, người bệnh sẽ ho sâu rồi khạc đờm vào chậu.
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được nuốt đờm có sao không, cách loại bỏ đờm trong cổ họng hiệu quả. Hi vọng những thông tin này giúp ích cho bạn trong bảo vệ sức khỏe của mình và người thân hiệu quả.
>> Xem thêm: Cách trị đờm trong mũi cho bé tại nhà an toàn, hiệu quả [external_footer]